Xuất hiện “Học ngược” tại Trường cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương
Tình trạng người có bằng đại học, thậm chí trên đại học đi học nghề hệ trung cấp, cao đẳng – hay còn gọi “học ngược”, đang diễn ra ngày càng phổ biến. Thực tế này gây lãng phí không nhỏ về tiền bạc và thời gian của xã hội.
Hiện nay số cử nhân đi học sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chủ yếu các ở các nhóm ngành kinh tế (như kế toán, quản trị kinh doanh, ngân hàng…), những ngành được xem là “hot” vài năm trước.
Tình trạng học ngược này chủ yếu tới từ 2 nguyên nhân chủ yếu, do học xong không xin được việc (hoặc không làm được việc), và việc học đại học trở nên quá dễ dàng. Để có cơ hội việc làm, những cử nhân một lần nữa chọn đi học nghề bậc trung cấp, hoặc cao đẳng, sơ cấp.
Hiện tượng học ngược này chủ yếu do đại học mở bung ra, học đại học trở nên dễ dàng, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 đã có thể đi học một trường đại học nào đó, dẫn tới cung vượt cầu. Cùng với đó, quy mô đào tạo đại học tăng nhanh, nhưng chất lượng không theo kịp, cử nhân ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc nên bị đào thải, phải đi học lại.
Có nhiều trường đại học lấy danh sách học sinh đỗ tốt nghiệp cấp 3, rồi gửi thông báo, mời học sinh nhập học, điều kiện chỉ cần 3 môn xét đầu vào có điểm thi tốt nghiệp trên 6. Trong khi, thi tốt nghiệp để được điểm 6 không khó. Người học cứ thế học, còn sau tốt nghiệp không xin được việc thì không ai chịu trách nhiệm, chỉ có người học tự chịu. Chưa nói tới kiếm tiền bạc, các em còn mất cơ hội việc làm, thời gian để học lại.
Đáng buồn cho cử nhân
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cơ quan quản lý nhà nước đã nắm được tình trạng học ngược.
Điều này do đào tạo chưa tương thích với thị trường, học xong không tìm được việc làm, một số giấu bằng cử đi nhân đi làm lao động phổ thông, hoặc quay lại học nghề. Vì thực tế ở các khu công nghiệp, 95% lao động là người làm trực tiếp, chỉ có 5% là lao động gián tiếp (quản lý, chuyên gia cần bằng cử nhân).
Học ngược là một điều đáng buồn cho các cử nhân và xã hội, bởi nó gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người học. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, điều này cho thấy cung – cầu lao động đang tự điều chỉnh theo hướng cân đối và phù hợp với thị trường, người học đã chấp nhận thực tế không phải bằng mọi giá để học đại học.
Để giải quyết tình trạng học ngược, chỉ có cách phân luồng học sinh cho các cấp đào tạo, nhưng việc này thời gian qua còn nhiều điểm nghẽn.
“Học ngược” tại Trường cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương
Theo thống kê, số lượng sinh viên đã đào tạo Đại học học ngược ngành “Chế biến món ăn” tại trường đang tăng lên. Trong số các học viên đăng ký học có vợ chồng học viên Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Thị Trúc Ly đều sinh năm 1987, quê tỉnh Đồng Tháp, học xong Đại học Đồng Tháp, về cùng công tác ở UBND xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm 2018 xin nghỉ việc, cất bằng Đại học các bạn đi làm công nhân tại công ty Khải Hoàn ấp cầu sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, vì định hướng lại công việc các bạn đã nghỉ làm công nhân, hiện các bạn đang tham gia học lớp chế biến món ăn ở Trường cao đẳng Kinh Tế – Kỹ thuật Trung ương. “Dũng cảm” định hướng lại nghề của cặp vợ chồng học viên quê Đồng Tháp được các bạn học ngưỡng mộ và học tập. Hơn 40 năm kinh nghiệp NETC hy vọng, mong muốn là kim chỉ nam định hướng và giúp đỡ các em học viên, sinh viên đã từng học Đại học sẽ lựa chọn có một nghề yêu thích, luôn đam mê cháy bỏng với lựa chọn của mình, “Nghề” của NETC luôn rộng cửa đón các em.
Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho các con: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Bình, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội
- Tel: (024)36.789.156 – 1800.55.88.83 – Hotline: 0382.679.188
- Web: warsawapts.com – Email: [email protected]
- Facbook:
Một số hình ảnh:
Nguồn: Hoanguyen220619.netc